Công ty bảo mật FireEye ngày 14/12 xác nhận sự xuất hiện của Triton, còn gọi là Trisis, dòng malware mới chuyên tấn công các hệ thống kiểm soát công nghiệp.
Chưa rõ các hệ thống công nghiệp bị phá hoại là gì và mục tiêu của Triton là quốc gia nào, chỉ biết rằng trước mắt Triton đang tấn công các hệ thống do hãng Schneider Electric sản xuất.
Các sản phẩm của Schneider Electric thường sử dụng cho nhà máy lọc dầu, đôi khi cho cả cơ sở năng lượng hạt nhân và nhà máy sản xuất.
Đặc biệt, Triton được thiết kế cho mục đích phá hoại hoặc vô hiệu hóa thiết bị “hệ thống trường an toàn” (SIS) Triconex của hãng Schneider và các “hệ thống kiểm soát phân bổ” (DCS). Tất cả hệ thống này được sử dụng để duy trì an toàn trong sản xuất công nghiệp.
Thành phần của SIS được xây dựng chạy độc lập trên các thiết bị khác nhau trong một cơ sở và có khả năng theo dõi nguy cơ mất an toàn, từ đó cảnh báo hoặc tắt hệ thống nhằm ngăn chặn tai nạn hoặc sự phá hoại.
Bằng cách xâm nhập vào DCS, tin tặc có thể sử dụng Triton tạo ra tình huống nguy hiểm thực sự, một vụ nổ hoặc rò rỉ chết người.
Mã nguồn của Triton có khả năng vô hiệu hóa các biện pháp an toàn của Triconex nên khi xảy ra sự cố, người vận hành không thể phản ứng kịp thời. Điều đó cho thấy mức độ nguy hiểm ngày càng leo thang loại malware này.
Gây mất an toàn lao động
Rob Lee, nhà sáng lập công ty bảo mật Dragos Inc., cho biết Triton đóng vai trò như một “payload” sau khi tin tặc tiếp cận sâu hơn hệ thống cơ sở công nghiệp.
Công ty Dragos đã theo dõi hoạt động của Triton tại Trung Đông suốt tháng qua, đồng thời lặng lẽ phân tích malware này trước khi FireEye công bố thông tin.
Khi Triton cài cắm vào hệ thống kiểm soát công nghiệp, mã nguồn của sâu sẽ tự tìm thiết bị Triconex, thiết lập kết nối rồi sau đó chèn lệnh điều khiển riêng vào các thiết bị này.
Nếu lệnh điều khiển không được Triconex chấp nhận, Triton sẽ phá hoại hệ thống kiểm soát an toàn.
Do tính chất của hệ thống Triconex nên khi xảy ra sự cố, các hệ thống khác sẽ tự tắt để đảm bảo an toàn, khiến hoạt động sản xuất ngừng trệ.
Theo Rob Lee, nguy cơ phá họa do malware hay tấn công vật lý đều rất nguy hiểm. “Mọi thứ có vẻ vẫn hoạt động bình thường nhưng thực chất bạn đang vận hành máy móc không có biện pháp an toàn”.
“Nó có thể gây ra các vụ cháy nổ, tràn dầu, thiết bị sản xuất bị tách rời đe dọa tính mạng con người, hoặc rò rỉ khí gas gây chết người. Tùy thuộc vào quy trình công nghiệp là gì, có hàng chục nguy hiểm chết người đang rình rập”, Rob Lee cảnh báo.
Do mục tiêu tấn công là hệ thống đảm bảo an toàn công nghiệp nên có thể coi Triton là malware nguy hiểm nhất từ trước tới nay.
Thế giới ảo, phá hủy thật
Triton là malware thứ ba được thiết kế cho nhiệm vụ phá hoại hoặc cản trở hoạt động của thiết bị công nghiệp.
Đầu tiên là sâu Stuxnet do Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) và tình báo Israel phát triển. Tiếp theo là Industroyer (tên khác: Crash Override) nhắm vào mạng điện lưới Ukraina từng khiến cả thủ đô Kiev mất điện.
So với Stuxnet và Industroyer, Triton nguy hiểm hơn. Khác biệt lớn nhất của Triton là khả năng kiểm soát các hệ thống an toàn, vốn được thiết kế để bảo vệ tài sản và con người.
Cả FireEye và Dragos không đề cập tới tác của Triton là ai và động cơ tạo ra malware này là gì. Tuy nhiên, giới chuyên môn nghi ngờ thủ phạm có thể là Iran.
Trước đây, Iran từng được cho đã nhiều lần tấn công mạng vào Trung Đông. Năm 2012, malware Shamoon có nguồn gốc từ Iran đã phá hủy hàng chục nghìn máy tính tại Saudi Aramco, vào thời điểm sâu Stuxet lan tràn vào các cơ sở hạt nhân nước này.
Một năm sau đó, biến thể mới của Shamoon lại xuất hiện tấn công nhiều máy tính tại Saudi và khu vực xung quanh Vịnh Ba Tư.
Theo phỏng đoán của Rob Lee, Triton có thể xem là đòn đáp trả nhắm vào phương Tây. Tuy nhiên, để làm được điều đó, malware cần phải thiết kế lại.
Dù gì Triton cũng được xem là vũ khí nguy hiểm mới của tin tặc có thể đe dọa trực tiếp tới tính mạng con người.
Theo Zing
" alt=""/>Bóng ma Stuxnet quay trở lạiBloomberg cho biết, Xiaomi và Huawei sẽ thách thức Apple ngay trên sân nhà thị trường Mỹ. Điều này xảy ra sau khi cả hai công ty này cùng với các nhà sản xuất di động khác của Trung Quốc như OPPO và Vivo đã thành công trong việc “hạ gục” Apple trong danh sách top 5 nhà sản xuất hàng đầu của Trung Quốc.
![]() |
Doanh số của Apple tại Trung Quốc sụt giảm |
Thị trường Mỹ chủ yếu phụ thuộc vào các nhà mạng và đó là lý do tại sao các nỗ lực trước đây của Huawei trong việc đột nhập vào thị trường đã gặp rào chắn. Tuy nhiên, báo cáo mới đây cho thấy Huawei và Xiaomi hiện đang đàm phán với các nhà cung cấp dịch vụ không dây của Mỹ về cách bán điện thoại thông minh hàng đầu của họ cho người tiêu dùng ở Mỹ vào đầu năm tới.
![]() |
Điện thoại Huawei Mate 10 |
Cả hai công ty đều đang đàm phán với nhà mạng AT & T và Verizon và không có gì đảm bảo thỏa thuận sẽ sớm đạt được. Một báo cáo trước đó đã tuyên bố rằng AT & T sẽ bán thiết bị Mate 10 của Huawei nhưng không có tin tức về điều này cho đến hiện tại. Khách hàng Mỹ hiện đang phải sử dụng các nhà bán lẻ như Best Buy, Walmart, hoặc Amazon để mua một chiếc điện thoại thông minh Huawei.
Nếu muốn đạt được mục tiêu trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất trên toàn thế giới vào năm 2021, Huawei chắc chắn sẽ phải đảm bảo ký kết thành công các loại thỏa thuận này với AT & T, Verizon và các hãng khác.
Theo công ty nghiên cứu Strategy Analytics, Huawei vẫn đứng ở vị trí thứ 3 với 39,1 triệu chiếc smartphone trên toàn thế giới trong quý vừa qua, trong khi Apple đã bán được 46,7 triệu chiếc iPhone trong thời gian đó. Theo phân tích của Counterpoint Research, tại thị trường Mỹ, Huawei chỉ nắm giữ 0,2% thị phần điện thoại thông minh vào tháng 6 năm 2017.
Trong khi đó, Xiaomi cho biết họ muốn tung ra điện thoại thông minh tại Mỹ trong vòng hai năm tới. Xiaomi cũng đang xem xét việc mở các cửa hàng bán lẻ để tăng cường sự hiện diện của thương hiệu.
Apple hiện là nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu tại Mỹ nhưng doanh thu tại Trung Quốc đã suy giảm mạnh mẽ. Sự tăng trưởng của công ty ở Mỹ đã được hỗ trợ mạnh mẽ từ các nhà mạng di động.
Một ngày nào đó bạn có thể nhỏ to thì thầm với Siri và lắng nghe trợ lý ảo này của Apple hồi đáp lại bằng đúng tông giọng như thế.
" alt=""/>Xiaomi và Huawei sẽ thách thức Apple ngay trên 'sân nhà'Chuyện nhịn tiểu hẳn đã không ít lần xảy đến với bạn. Đó là khi đang trong tiết học, đang trong rạp chiếu phim, hay ở trên máy bay khi bạn đã thắt dây an toàn. Nhưng liệu bạn có thể nhịn tiểu quá mức giới hạn của bàng quang?
Câu trả lời là có, nhưng chỉ trong một số tình huống cụ thể. Khi bàng quang chịu tổn thương do chấn thương, hoặc sau một cuộc đại phẫu, hoặc tổn thương thứ phát sau xạ trị, chức năng của nó có thể bị rối loạn, gây ra tình trạng giữ nước, và sau đó là rách vỡ bàng quang. Một báo cáo trên tờ tạp chí British Medical cho thấy đã có một số bệnh nhân nữ được chẩn đoán rách bàng quang do rượu sau những cuộc tiệc tùng có phần hơi quá đà.
Báo cáo này cũng cho thấy, nguy cơ rách vỡ bàng quang là như nhau ở cả nam và nữ, nhưng số lượng nữ giới muốn làm tiên tửu lại có xu hướng cao hơn. Biểu hiện lâm sàng thường là đau bụng ở các mức độ khác nhau sau khi tiêu thụ một lượng rượu lớn. Sở dĩ rượu là nguyên nhân chính được đề cập tới trong báo cáo này bởi nó có tác dụng lợi niệu rất mạnh. Mặt khác, rượu cũng làm che mờ đi các biểu hiện buồn tiểu, và chỉ cần ngã nhẹ 1 lần thôi, nguy cơ vỡ bàng quang của bạn đã là tương đối cao.
Bàng quang trung bình ở người trưởng thành có thể chứa từ 350 đến 550 mm3 nước tiểu. Khi rách vỡ, nước tiểu từ bàng quang tràn vào khoang phúc mạc và gây đau bụng. Phương thức điều trị chính trong những trường hợp này là luồn ống thông và hút sạch nước tiểu trong khoang phúc mạc, kết hợp với phẫu thuật sửa chữa các tổn thương bàng quang và làm sạch ổ bụng.
Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng cho bàng quang của mình mỗi khi nhịn tiểu. Bạn cần phải nhịn đủ để tạo ra một lượng nước tiểu cực lớn, và trước khi có thể gây rách vỡ bàng quang, cơ thể sẽ buộc bạn phải đi tiểu, dù là vào nhà vệ sinh hay đi luôn ra quần.
Dù sao đi nữa, đi tiểu thường xuyên cũng là một việc rất tốt cho sức khỏe. Nó sẽ giúp bạn tránh khỏi các nhiễm trùng do tình trạng ứ đọng nước tiểu quá lâu. Và cũng chẳng cần đề cập thêm, bởi xả sạch nỗi buồn luôn là thứ khoái cảm khó gì sánh nổi.
Theo GenK
" alt=""/>Nhịn tiểu lâu có chết không?